Các biện pháp an ninh Kurt_Westergaard

Ngày 12.2.2008, Cơ quan tình báo của Cảnh sát Đan Mạch (Politiets Efterretningstjeneste, viết tắt là PET) đã công bố việc bắt giữ 3 người Hồi giáo — 2 người Tunisia và một người Đan Mạch gốc Maroc — được cho là đã tìm cách giết Westergaard.[6]

Nhà của Westergaard tại Aarhus Đan Mạch, được đặt dưới sự canh chừng thường xuyên của cảnh sát mật vụ Đan Mạch. Nhà này được lắp ráp các cửa bằng thép, có một phòng an toàn với các cửa sổ bằng kính gia cố cùng các máy quay phim canh chừng.[3]

Ngày 1 tháng 1 năm 2010, một thanh niên Hồi giáo 28 tuổi người Somalia vũ trang bằng một cái rìu và một con dao đã xâm nhập vào nhà của Westergaard định giết ông nhưng ông đã chạy được vào phòng tắm an toàn, sau đó khi cảnh sát tuần tiễu được gọi đến để bắt tên khủng bố, thì tên này đã tấn công một sĩ quan cảnh sát, do đó tên khủng bố này đã bị cảnh sát bắn bị thương (ở tay và chân).[7][8][9] Westergaard đã không bị tổn thương gì vì nhà ông có các biện pháp phòng ngừa an toàn.[7][10] Tên tình nghi đã bị bắt và bị cáo buộc tội tìm cách mưu sát Westergaard cùng một sĩ quan cảnh sát.[7][11]

Vụ tìm cách ám sát thứ hai này trong vòng 2 năm đã được các báo chí Đan Mạch đưa tin rộng rãi. Ấn bản chúa nhật của báo Jyllands-Posten có bài trên trang nhất về việc vì sao ngày nay Westergaard cần có một vệ sĩ để bảo vệ anh ninh cho ông;[12] một bài choán hết trang nhất của ký giả John Hansen trên bối cảnh của các tranh biếm họa gây tranh cãi;[13] một bài phỏng vấn Westergaard của Lars Pedersen;[14] một danh sách các lời trích dẫn tỏ ra "căm phẫn và kết án" do kẻ tấn công đưa ra;[15] một bài về sự xuất hiện của bị cáo trước tòa án Aarhus;[16] 2 bài về chính kẻ khủng bố, dường như đã cư ngụ ở Đan Mạch 15 năm và được cơ quan tình báo biết đến;[17][18] và việc bảo vệ xã hội phương Tây tức là sự tự do ngôn luận của họ, trong bài xã luận và trong ý kiến của nhà bình luận chính trị Ralf Pittelkow.[19][20]

Theo Cơ quan an ninh và tình báo của Cảnh sát Đan Mạch, thì kẻ bị tình nghi này có liên hệ mật thiết với nhóm Hồi giáo Somalia nổi dậy al-Shabaab, thường được coi là tổ chức khủng bố, cũng như các nhà lãnh đạo của tổ chức al-QaedaĐông Phi, và là một phần của "mạng lưới khủng bố" có các quan hệ ở Đan Mạch.[21][22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kurt_Westergaard http://network.nationalpost.com/np/blogs/fullcomme... http://www.nationalpost.com/m/story.html?id=206149... http://www.stern.de/panorama/medienpreis-verleihun... http://www.berlingske.dk/danmark/kurt-westergaard-... http://www.cphpost.dk/news/national/88-national/47... http://jp.dk/arkiv/?id=1350086&eceExpr=%22Free%20P... http://jp.dk/arkiv/?id=60988&eceExpr=%22Free%20Pre... http://jp.dk/morgenavisen/aar/article1935042.ece http://jp.dk/morgenavisen/maindland/article1935146... http://jp.dk/morgenavisen/maindland/article1935151...